Sơn ngoại thất là một phần quan trọng không thể thiếu trong quy trình xây dựng để bảo vệ bề mặt tường và công trình trước tác động của thời tiết và môi trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách pha sơn ngoại thất một cách đúng để tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong bài viết dưới đây là thông tin từ Sơn Myhope về hướng dẫn cách pha sơn ngoại thất mà bạn có thể tham khảo.

I. Những lưu ý quan trọng khi sơn ngoại thất

1. Chuẩn bị dụng cụ sơn

  • Chổi quét, con lăn sơn (hoặc súng phun).
  • Giấy nhám (dùng để xả lớp sơn cũ với nhà cũ hoặc để xả nhám lớp bột trét).
  • Giấy và băng dính (để bảo vệ một số khu vực như ổ điện, chân tường tránh để sơn dính ra ngoài).
  • Một số dụng cụ pha sơn như xô, gậy để khuấy trộn sơn.
  • Đồ bảo hộ (khẩu trang, mắt kính).

Hướng dẫn cách pha sơn ngoại thất

2. Chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn

Để việc thi công sơn dễ dàng và đảm bảo chất lượng, bạn cần tuân thủ ba nguyên tắc sau: Sạch – Khô – Ổn định:

Sạch:

  • Loại bỏ chất dơ, bụi bẩn bằng cách lau chùi nhẹ nhàng bằng khăn ướt.
  • Xử lý rêu và nấm bằng cách xới mạnh bằng nước sạch hoặc các dung dịch chống rêu nấm.
  • Loại bỏ vết dầu/mỡ bằng chất tẩy nhẹ và dung môi.

Khô:

  • Đảm bảo bề mặt tường hoàn toàn khô trước khi sơn, có thể sử dụng máy đo độ ẩm để kiểm tra.

Ổn định:

  • Đảm bảo bề mặt tường trước khi sơn phẳng, mịn, không bong tróc, không rạn nứt.
  • Với các bề mặt sơn cũ không ổn định, cần thực hiện tẩy sạch hoàn toàn trước khi sơn mới.

huong dan cach pha son ngoai that 2

II. Hướng dẫn cách pha sơn ngoại thất đúng cách

Bước 1: Trước khi sử dụng, đọc kỹ tài liệu và hướng dẫn sử dụng để biết độ pha loãng tối đa của sơn (tùy thuộc vào loại sơn và dụng cụ sử dụng).

Bước 2: Pha loãng sơn bằng nước sạch hoặc dung môi theo mức tối đa được quy định trong tài liệu, tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất, không nên pha loãng quá mức.

Bước 3: Trộn đều hỗn hợp sơn và dung môi để đảm bảo sự đồng nhất và hiệu quả của quá trình sơn.

III. Quy trình, cách sử dụng sơn ngoại thất tại nhà

1. Quy trình thi công bột bả

Quy trình thi công bột bả như sau:

Chuẩn bị bề mặt:

  • Sử dụng đá mài để mài sơ qua bề mặt cần bả, sơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng cách dùng chổi, súng phun hơi hoặc rửa bằng nước sạch.
  • Kiểm tra độ ẩm của bề mặt cần bả:
  • Độ ẩm của bề mặt cần bả: 25 đến 30%.
  • Nếu bề mặt quá khô, có thể lăn nước sạch trước khi trét bột.

Trộn bột bả với nước:

  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ quy định của nhà cung cấp.
  • Sử dụng máy hoặc tay để trộn đều.
  • Chờ từ 7 đến 10 phút để hoá chất phát huy hết tác dụng.
  • Không dùng nước nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn.
  • Chỉ trộn bột đủ làm trong 3 giờ. Hết trộn tiếp, không trộn thừa.
  • Cần tránh để cát, bụi rơi vào bột trét.

Trét bột bả:

  • Dụng cụ: Dao bả, bàn bả.
  • Trét 01 lớp chờ khô trét tiếp lớp 2.
  • Thời gian giữa 2 lớp phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí, nhưng thời gian tối thiểu là 03 giờ.

Khuyến cáo:

  • Tổng độ dày 02 lớp bột trét không quá 3mm.

Xả nhám hoàn thiện bề mặt trét:

  • Sau khi trét tối thiểu 12 giờ, dùng giấy nhám số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.
  • Dùng chổi, nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.

Lưu ý: Đây là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng tới độ bám dính của màng sơn sau này.

Khuyến cáo:

  • Cát, bụi sau khi xả nhám cần quét dọn sạch sẽ để tránh trường hợp bị gió thổi làm bám ngược lên bề mặt đã xả nhám.
  • Thời gian này chủ đầu tư nên lựa chọn màu sắc và chủng loại của sơn phủ.

huong dan cach pha son ngoai that 3

2. Quy trình sử dụng sơn lót

Quy trình sử dụng sơn lót như sau:

  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Số lớp sơn lót tuỳ thuộc vào khuyến nghị của Nhà cung cấp. Nhưng không quá 02 lớp.
  • Dùng chổi, con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám.

Khuyến cáo :

  • Bề mặt đã sơn lót không được để bám bụi hoặc bôi bẩn để tránh trường hợp tách lớp sau này.
  • Phía bên kia của tường cần ốp gạch nhưng chưa ốp tuyệt đối không được sơn.

3. Quy trình sơn phủ

Quy trình sơn phủ thực hiện như sau:

  • Kiểm tra bề mặt: Đảm bảo bề mặt khô thoáng, ổn định.
  • Pha sơn phủ ngoại thất (hoặc nội thất): Phụ thuộc vào từng loại sơn ngoại thất (hoặc nội thất), bạn có thể dùng nước để pha loãng thêm 15% dung tích và trộn đều hỗn hợp hoặc pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tiến hành sơn phủ lần 1: Dùng con lăn nhẹ nhàng để cho lớp sơn phủ đều, bề mặt sơn được mịn màng, đồng đều.
  • Để khô: Để khô từ 2 – 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C (tùy theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Tiến hành sơn phủ lần 2: Sau thời gian để khô thì sơn lớp sơn phủ thứ 2 tương tự như lớp thứ nhất, đảm bảo bề mặt đồng đều.
  • Để khô: Để khô từ 2 – 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C (tùy theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Kiểm tra: Kiểm tra xem bề mặt có láng mịn, màu sắc đồng đều hay không. Nếu không cần thi công thêm để đảm bảo tính che phủ cao nhất.
  • Hoàn thiện: Đảm bảo thời gian cho màng sơn khô hoàn toàn (ở 25 độ C trong 7 ngày).

huong dan cach pha son ngoai that 4

Trên đây là Sơn Myhope hướng dẫn cách pha sơn ngoại thất đúng cách. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho khách hàng, giúp họ sở hữu những công trình chất lượng nhất! Để mua sơn ngoại thất uy tín, chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá ngay nhé.