Với những ưu điểm vượt trội của mình, sơn phủ bóng đã trở thành một trong những sản phẩm không thể thiếu để làm đẹp và tăng tính thẩm mỹ  cho các công trình xây dựng. 

Hiện nay, việc sử dụng sơn phủ bóng đặc biệt sơn siêu bóng trong nhà đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Vậy nên sử dụng loại sơn này như thế nào cho đúng? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Sơn phủ bóng trong nhà là gì?

Sơn phủ bóng trong nhà hay sơn phủ bóng nội thất là loại sơn được sử dụng cho những bề mặt trong nhà có khả năng mang đến độ bóng loáng vượt trội. Ngoài ra, độ che phủ cao cũng giúp che lấp những vết nứt nhỏ, tạo độ mịn màng, thẩm mỹ cho công trình. 

Sơn phủ bóng
Sơn phủ bóng là loại sơn nước có tính năng tạo độ bóng cho màng sơn giúp không gian trông sáng và rộng hơn

So với những loại sơn màu thông thường trước đây, sơn phủ bóng được ứng dụng công nghệ hiện đại, cho ra nhiều tone màu tươi sáng, tích hợp nhiều tính năng và nổi bật là khả năng bóng loáng, mịn màng. Với thời gian khô và thi công nhanh chóng, gia chủ hoàn toàn có thể tự thực hiện để chăm chút ngôi nhà của mình.

Những công dụng cụ thể của sơn phủ bóng nội thất

Được biết, đa số các dòng sơn phủ bóng đều ở dạng sơn nước, thành phần không chứa các kim loại nặng và không gây độc hại. Khi nhắc đến chúng, mọi người sẽ nghĩ ngay đến một loại sơn tạo nên độ bóng loáng và láng mịn cho bức tường của gia chủ. 

Không những vậy, ngoài việc tạo nên sự bóng mịn thì dòng sơn này còn có những tác dụng như: 

Chống nấm mốc: Không chỉ những loại sơn chống thấm mới có tác dụng chống ẩm mốc cho ngôi nhà mà ở sơn phủ bóng cũng có được chức năng này cũng được phát huy một cách toàn diện nhất.

Sơn phủ bóng
Sơn phủ bóng cao cấp

Dễ lau chùi: Khi sơn một lớp sơn bóng lên trên bề mặt nội thất sẽ khiến bề mặt lường có được độ mịn nhất định. Do đó, khả năng dễ chùi rửa sẽ dễ dàng hơn, giúp lau sạch những vết bẩn cứng đầu trên bề mặt tường mà không ảnh đến độ bóng hay độ bền của lớp sơn 

Chống bám bụi: Chính độ láng mịn với bề mặt bằng phẳng, không ma sátt giúp ngăn không cho bụi bẩn và vi khuẩn bám dính lên bề mặt tường.

Làm đẹp không gian sống: Sơn phủ bóng trong nhà sẽ giúp không gian nội thất trở nên tươi sáng, bắt mắt và sống động hơn…

Bật mí cách sơn phủ bóng trong nhà đúng kỹ thuật

Muốn thực hiện cách sơn phủ bóng đúng kỹ thuật, đảm bảo với những yêu cầu khách quan chủ quan không phải là dễ, nhưng cũng không hoàn toàn khó. 

Sơn phủ bóng là loại sơn gốc nước có độ cao rất cao, màng sơn dày, độ bền cao, chống bám bụi, ẩm mốc, chống thấm, chống các vết xước,… giúp bảo vệ cho bề mặt tường, tăng tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện dòng sơn này được sử dụng trong rất nhiều công trình khác nhau.

Sơn phù bóng - Sonmyhope

Sử dụng sơn phải theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng công trình một cách tốt nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng sơn phủ bóng nội thất sao cho đúng cách do đó bạn không thể bỏ qua những lưu ý như:

  • Kiểm tra xem bề mặt tường trong nhà có thật sự khô ráo hay không.
  • Xử lý bề mặt tường, đảm bảo không bám bụi, dầu mỡ, rêu mốc, thấm nước,… từ đó giúp sơn bám chắc hơn.
  • Nên rửa bề mặt tường bằng nước và để trong điều kiện thời tiết thông thường để được khô ráo.
  • Nếu tường xuất hiện tình trạng các vết nứt thì cần phải được sử lý.
  • Khi sử dụng sơn phủ bóng nên pha thêm nước tối đa là 10%.
  • Khuấy kỹ và đều tay để sơn và nước không bị tách lớp.
  • Sử dụng cọ hoặc rulo, máy phun sương để sơn lên bề mặt tường.

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng sơn phủ bóng , sơn nội thất, sơn ngoại thất….và các loại sơn khác cần lưu ý để xa tầm tay của trẻ em; không để gần các loại thực phẩm, đồ uống, không tái sử dụng thùng sơn để chứa thực phẩm, không thải ra ngoài môi trường lượng sơn thừa không dùng hết mà nên xử lý theo đúng quy định… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.

TỔNG CÔNG TY

Trụ sở: Nhà Số 1, Ngách 14/5, Ngõ 54, Đường Ngọc Hồi,Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Nhà máy 1: CCN Thanh Oai, Xã Bích Hòa, H.Thanh Oai, Hà Nội

Nhà máy 2: KCN Tân Đức, Đức Hòa, Long An

Trả lời